Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường gọi tắt là kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, được lưu truyền rộng rại ở các nước Á Đông như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước khi ngài nhập Bát Niết-bàn (sa. Parinivarna), tức vào chặng đường cuối của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh (ngũ thời giáo): Hoa Nghiêm (Avatamsaka), A-hàm (Agama), Phương Quảng (Vaipulya), Bát Nhã (Prajnãramita) và Pháp Hoa - Niết Bàn (theo quan niệm của Thiên Thai Tông).
Kinh Pháp hoa là gì?
Kinh Pháp hoa trình bày nhiều quan điểm chủ yếu của Phật giáo Bắc Tông và có ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái khác nhau của Đại thừa như Thiên Thai tông (lấy kinh này làm kinh căn bản), Thiền tông, Phật giáo Nichiren (với chủ trương niệm danh tự kinh: Nam-mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)... Kinh được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau: tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Pháp... Thông thường các dịch bản dựa trên bộ kinh dịch từ tiếng Phạn của ngài Cưu-ma-la-thập (Kumarajiva) đã biến đổi chút nhiều (có thêm các phần kệ, vài phẩm...), bản tiếng Việt lưu hành phổ biến nhất có lẽ là bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
Sau khi Phật diệt độ, tăng đoàn phát triển mạnh mẽ và phân bố rộng rãi toàn cõi Ấn Độ (đỉnh điểm dưới thời hoàng đế Asoka). Tuy nhiên, bên cạnh sự lớn mạnh của giáo đoàn, nhiều luồng tư tưởng khác nhau về Phật học nảy sinh. Dần dần, khác biệt về hệ tư tưởng đã phân hóa tăng đoàn thành hai bộ phái chính là Thượng Tọa Bộ (gồm những bậc trưởng lão hòa thượng) và Đại Chúng Bộ (gồm những đại đức trẻ tuổi). Phái Thượng Tọa Bộ có quan điểm bảo thủ, có khuynh hướng duy trì và chấp hành nghiêm ngặt giáo pháp nguyên thủy từ thời sơ khai do Phật giảng dạy. Trong khi đó, Đại Chúng Bộ có quan điểm cấp tiến, thiên về phát triển Phật pháp thông qua tiếp thu tinh hoa giáo lý nhiều tôn giáo khác nhau (đặc biệt là Ấn Độ giáo, Hỏa giáo...) và vận dụng Phật pháp một cách mềm dẻo sao cho phù hợp với tất cả giai cấp, tầng lớp quần chúng. Thí dụ, giáo lý Nguyên thủy cho rằng quả vị cao nhất là A-la-hán trong khi đối với Đại Chúng Bộ là Phật quả (Phật Toàn giác); giáo pháp Đại Chúng Bộ có nhiều quan niệm, tư tưởng mới so với giáo pháp nguyên thủy: Không tính, Tam thân Phật hay Phật tính... Nội bộ hai phái trên tiếp tục có sự phân hóa, sau thời gian dài đã phôi nghén và nảy sinh ra nhiều bộ phái mới nữa (khoảng 18 - 20 bộ phái khác nhau). Phật giáo đã vượt xa khỏi biên cương lục địa Ấn Độ mà truyền bá sang các vương quốc Trung Á (vương quốc Bactria, vương quốc Kushan thậm chí còn vang vọng tận Hy Lạp: ảnh hưởng đến hệ thống học thuyết của các triết gia Pyrrho, Onesicritus, Hegesias thành Cyrene...), các đảo khơi xa ở Ấn Độ Dương như Sri Lanka, Maldives... thậm chí còn chạm đến các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam... Mỗi bộ phái có vùng tập trung riêng biệt và không ngừng hoàn thiện hóa luận thuyết của mình. Từ một hệ thống quan niệm nhân sinh gần gũi với mọi chúng sinh, Phật giáo giờ đây trở thành một tôn giáo với những triết lý vượt tầm quần chúng và xa rời khỏi nhân dân. Ngoài ra, mầm mồng Ấn Độ giáo đã nhen nhóm và cạnh tranh mạnh mẽ để giành lại ảnh hưởng trong tư tưởng nhân dân Ấn Độ. Do đó, nhiều bộ phái tiếp tục du nhập các giáo lý mới và hình thành nên Phật giáo Đại thừa (Mahayana) đồng thời họ gọi những giáo phái còn lại là Phật giáo Tiểu thừa (Hinayana).
Do đó, kinh Pháp Diệu Pháp Liên Hoa đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống kinh điển Phật giáo Đại thừa. Kinh được suy tôn là "Vua của các kinh" và bản thân trong phẩm Dược Vương Bồ-tát bản sự (phẩm 23) của kinh Pháp Hoa, Phật đã dạy Bồ-tát Tú Vương Hoa:
"Này Tú Vương Hoa, trong các dòng nước như sông ngòi, kênh rạch thì biển là lớn nhất; trong các kinh thì kinh Pháp Hoa này là lớn nhất. Lại như trong các núi non: thổ sơn, hắc sơn, núi Tiểu Thiết-vi, núi Đại Thiết-vi thì núi Diệu Cao là bậc nhất, kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong các kinh rất là bậc thượng. Lại như trong các ngôi sao, Mặt Trăng là bậc nhất; kinh Pháp Hoa này cũng như thế, ở trong muôn trùng các kinh pháp, rất là sáng. Lại như mặt trời hay trừ các chỗ tối tăm, Kinh này cũng thế, hay phá tất cả các sự tối tăm, bất thiệt. Lại như trong các vua nhỏ, Chuyển Luân Thánh Vương là bậc nhất đế vương; Kinh này cũng như thế, ở trong các Kinh là bậc tôn hơn cả. Lại như Đế Thích là vua trong tam thập tam cõi trời; Kinh này cũng như thế là vua trong các kinh.
(...)
Như Phật là vua của các pháp (Pháp vương), Kinh này cũng thế là vua của các kinh."
—Phẩm 23. Dược Vương Bồ-tát Bản sự, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Ý nghĩa Kinh Pháp Hoa
Không phải ngẫu nhiên mà Kinh Pháp Hoa được xếp vào hàng “Vua của các kinh”, bởi vì Kinh thuộc về giáo lý tối thượng mà Đức Phật đã thuyết để đưa các đệ tử của Ngài lên một Cỗ xe và thành tựu Phật quả.
Đức Phật dạy: “Nhất Phật thừa là giáo lý cao siêu, chỉ dành cho hàng căn cơ thuần thục”. Cho nên, ai viết chép, thọ trì, giảng nói được Kinh này phải biết người ấy có công đức vô lượng. Nếu không nhờ có lòng tin lớn, gieo trồng căn lành từ vô lượng kiếp thì khó mà thành tựu được. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có đoạn nói: Có vị thầy Pháp Đạt một hôm đến tham bái lục Tổ Huệ Năng, vị đó đỉnh lễ Tổ ba lạy mà đầu không sát đất, Tổ nói rằng:
“Lạy là để phá trừ kiêu mạn, tỏ lòng cung kính, lạy mà đầu không chấm đất chi bằng đừng lạy”. Trong tâm ngươi hẳn có điều gì chất chứa, hãy nói ra xem? Pháp Đạt thưa: Tôi niệm Kinh Pháp Hoa đã tới ba ngàn bộ. Tổ nói: “Nếu nhà ngươi niệm đến muôn bộ, hiểu được ý Kinh, nhưng chẳng cho đó là hơn người, thì cùng đi một đường với Ta. Nay nhà ngươi ỷ vào việc tụng Kinh, nên chẳng biết lỗi”.
Rồi Tổ nói kệ:
“Lễ vốn diệt kiêu mạn
Sao đầu chẳng sát đất
Chấp ngã, tội liền sinh
Quên công, phúc cao ngất”.
Pháp Đạt nghe kệ xong, hối lỗi mà tạ rằng: “Từ nay về sau, xin khiêm cung với tất cả”.
Kinh Pháp Hoa cũng dạy một hạnh khiêm cung, nhẫn nhục qua hình ảnh Bồ Tát Tường Bất Khinh, gặp ai cũng cung kính chắp tay nói: “Tôi không dám khinh Ngài, vì trước sau Ngài cũng sẽ thành Phật”. Có người nghe sinh hoan hỷ, có người mắng nhiếc, nhưng Ngài vẫn giữ một tâm niệm khiêm nhường như thế. Vì ngài biết rõ, mọi người ai cũng có Phật tính và khả năng tu hành thành Phật. Tất cả chúng sinh, hoặc trong hiện tại hay vị lai, nếu đã từng một lần được nghe Kinh Pháp Hoa nhất định sẽ thành Phật.
Hình ảnh Bồ Tát Thường Bất Khinh giúp người tu hành dẹp bỏ được tâm ngã mạn trên đường tu. Nên Phật dạy, người trì Kinh Pháp Hoa, ví như người đào giếng trên cao nguyên, là việc làm vô cùng khó khăn, cao nguyên ví như đồng hoang sinh tử. Nước trên đó chỉ cho nguồn tâm thanh tịnh sẵn có nơi mỗi chúng sinh. Nhưng vì vô minh che lấp nên nguồn tâm ấy không hiển lộ. Như người có trí ra sức đào mãi, nhất định cũng đến phần đất ướt, cứ như vậy mãi cũng phải đến mạch nước ngầm, tức là thấy Đạo, đào tiếp cho đến khi nước phun lên là thể nhập Phật tính, là thành tựu Phật quả.
Song, việc đào giếng có thể một năm, hai năm hay vài mươi năm rồi cũng hoàn thành, nhưng việc tu tập và hành trì theo Kinh Pháp Hoa để ngộ nhập Phật Tri Kiến “Nhất Thiết chủng trí” là sự nghiệp cửa cả một đời, nhiều đời hay nhiều A tăng kỳ hiếp cũng chưa chắc đã thành tựu, nếu ta cũng không dõng mãnh, tinh cần.
Kinh Pháp hoa diễn giải sơ lược
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có tên đầy đủ là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ-tát Pháp Phật Hộ Niệm. Trong đó, Diệu Pháp mang ý nghĩa là Tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh (Phật tính) còn Liên hoa (tức hoa sen) là một loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng cho Diệu Pháp. Sở dĩ liên hoa là dụ của Diệu Pháp do hoa sen có những đặc điểm sau:
Tri kiến Phật là Diệu Pháp vì đây là pháp vượt qua mọi pháp thế gian, không có pháp nào có thể sánh được Tri kiến Phật. Tri kiến Phật là pháp sẵn có, bất sinh - bất diệt có trong mọi chúng sinh tức mọi chúng sinh đều có Tri kiến Phật và có thể giác ngộ thành Phật. Tri kiến Phật là tư tưởng cốt lõi của kinh: nội dung kinh chủ yếu trình bày và diễn giải tư tưởng này.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa trọn bộ gồm 28 phẩm và bảy quyển:
Quý vị có thể download kinh pháp hoa có chư trọn bồ tại đây: kinh pháp hoa
Download kinh pháp hoa diễn giải sơ lược tại đây: kinhphaphoa-htthichtriquang
Ngoài ra, nếu Quý vị cần mua sách kinh pháp hoa để thuận tiện đọc tụng mỗi ngày có thể liên hệ với Hoa Đăng Đức Lương qua hotline 0934502712 hoặc đặt hàng online tại đây:
kinh pháp hoa pdf,